Năng suất sản xuất là gì?
Năng suất sản xuất là một thước đo hiệu quả kinh tế, so sánh lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất (đầu ra) với lượng đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó. Doanh nghiệp có thể đo lường năng suất của toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty hoặc tập trung vào một dây chuyền, nhóm hoặc cơ sở cụ thể.
Các yếu tố quyết định đến năng suất sản xuất
Khi kết hợp với hiệu quả, chi phí sản xuất và doanh thu, năng suất sản xuất sẽ là thước đo cho sự thành công chung của một bộ phận hoặc công ty. Một số yếu tố đầu vào quan trọng trong năng suất sản xuất bao gồm:
- Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu có thể là tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, kim loại, gỗ… hoặc vật liệu tổng hợp như nhựa và hóa chất… Đây là những thành phần cơ bản được sử dụng để tạo ra một thành phẩm đến khách hàng.
- Nhân công: Vốn nhân công là con người, nhân lực cần thiết để sản xuất hàng hóa, cùng với các kỹ năng và kiến thức cụ thể của họ. Cụ thể như kỹ sư, nhân viên lắp ráp. nhân viên vận hành máy móc…
- Không gian: Không gian là môi trường, cơ sở vật chất nơi diễn ra quy trình sản xuất. Đó có thể là nhà máy, kho xưởng…
- Thời gian: Việc quản lý thời gian rất cần thiết để tối ưu hóa thành phẩm trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn giữ được năng suất và cải thiện hiệu suất tổng thể.
- Thông tin và dữ liệu: Đây là khái niệm quan trọng và bảo mật liên quan đến công đoạn sản xuất như lịch trình, mức tồn kho, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng sản phẩm…
- Thiết bị và máy móc: Quá trình sản xuất nào cũng yêu cầu các thiết bị, công cụ để gia công từ nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng. Có vô số các loại thiết bị, máy móc phục vụ cho từng công việc, nhiệm vụ khác nhau có thể kể đến như máy ép, máy cắt, dây chuyền lắp ráp…
7 mẹo cải tiến năng suất sản xuất
Bảo trì bảo dưỡng và nâng cấp thiết bị sản xuất
Máy móc, thiết bị đóng vai trò quan trọng trong năng suất tổng thể, vì vậy doanh nghiệp cần kiểm tra thiết bị hiện tại để xác định mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Duy trì tài sản vật chất của tổ chức, chẳng hạn như thiết bị, nhà máy hoặc cơ sở vật chất, giúp tối đa hóa tuổi thọ của chúng, giảm thời gian ngừng hoạt động cũng như cải thiện chất lượng và hiệu quả. Một chính sách quản lý tài sản doanh nghiệp hiệu quả và có kế hoạch sẽ mang lại lợi tức về năng suất cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thường xuyên tăng tính khả dụng của thiết bị bằng cách bổ sung thêm máy móc hay dây chuyền sản xuất mới. Thiết bị sản xuất được nâng cấp cũng có thể cho phép nhân viên làm việc nhanh hơn, sản xuất được nhiều đơn vị hơn mỗi giờ.
Nâng cao trình độ nhân viên
Một lực lượng lao động có tay nghề cao là một lực lượng lao động hiệu quả. Những nhân viên được đào tạo có thể phát triển các kỹ năng cần thiết để làm việc nhanh hơn và sản xuất nhiều hàng hóa hơn trong ca làm việc của họ. Và việc đánh giá hiệu suất thường xuyên có thể cho phép các nhà quản lý xác định những cách họ có thể giúp đỡ từng nhân viên, cải thiện sự hài lòng tại nơi làm việc và tăng năng suất.
Đánh giá quy trình làm việc
Việc xem xét, theo dõi và đánh giá toàn bộ quy trình làm việc – các bước cần thiết để đưa sản phẩm đến tay khách hàng – là điều cần thiết để hiểu được năng suất có thể được cải thiện ở đâu. Nhà quản trị cần dựa vào các tiêu chí và phương pháp để đánh giá năng suất công việc từ đó đưa ra quyết định nâng cao, sửa đổi hoặc thay thế quy trình sản xuất.
Theo dõi và đo lường thiết bị sản xuất
Hầu hết các thiết bị sản xuất không được sử dụng hết công suất. Theo dõi và đo lường giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ sử dụng và năng suất tổng thể toàn nhà máy. Điều này có thể dựa vào các số liệu, chỉ số như OEE cho phép nhà sản xuất hiểu được công suất thực sự của thiết bị. Từ đó hoạch định kế hoạch sản xuất phù hợp với từng công đoạn, nhiệm vụ đề ra.
Loại bỏ lãng phí
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều tiền bằng cách thực hiện các biện pháp loại bỏ lãng phí. Một trong những cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả là giảm thiểu lãng phí về nguyên vật liệu – đặc biệt tốn kém đối với các nhà sản xuất. Bằng cách xem xét và đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể cắt giảm lượng phế liệu lãng phí này. Ngoài ra, lãng phí vận chuyển, gia công dư thừa, thời gian chết (downtime) hay lãng phí hàng tồn kho… cũng là những khía cạnh cần cắt giảm, loại bỏ nhằm tăng năng suất sản xuất.
Tăng cường giao tiếp
Việc cải thiện năng suất sản xuất cũng phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của việc giao tiếp với người lao động, nhà cung cấp và đối tác. Chuỗi cung ứng là một phần phức tạp của quy trình sản xuất, vì vậy việc cộng tác với nhà cung cấp và thời gian phản hồi của khách hàng phải nhanh chóng.
Áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP có thể giúp duy trì giao tiếp cởi mở với tất cả các bên liên quan nhằm theo dõi và giám sát hiệu suất, chuỗi cung ứng và hoạt động của công nhân. Với doanh nghiệp có thể xem toàn bộ quá trình từ mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất đến phân phối, điều này sẽ giúp đưa ra quyết định tốt hơn. Khi tất cả dữ liệu đều có sẵn, nhà quản trị có thể nhanh chóng xác định tình trạng thiếu hụt hoặc các vấn đề về hiệu suất cản trở năng suất sản xuất.
Tự động hóa quy trình
Tự động hóa đã giúp các ngành sản xuất trong nhiều thập kỷ cải thiện năng suất. Quá trình tự động hóa có tác động lớn khi hầu hết tác vụ thủ công, tốn thời gian và dễ xảy ra lỗi được chuyển sang thu thập tự động và phù hợp với thời gian thực. Khi quá trình tự động hóa này đi kèm với các phân tích nâng cao của nền tảng dữ liệu máy, nó có thể nâng cao năng suất sản xuất trên toàn bộ nhà máy.
Cải thiện năng suất sản xuất với giải pháp MES-X
MES-X là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về toàn bộ quá trình sản xuất và giám sát quản lý sản xuất chi tiết trên từng công đoạn được phát triển bởi VTI Solutions – VTI Group. MES-X có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp điều độ trên từng công đoạn sản xuất và nâng cao, cải thiện năng suất sản xuất:
- Quản lý tài sản và thiết bị
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Theo dõi và đo lường hiệu quả
- Tích hợp dữ liệu